(Thái AiTi Blog) Điều gì khiến Joomla mới là sự lựa chọn hàng đầu đối với các nhà phát triển web?
Đầu tiên phải kể đến việc Joomla và WordPress đều có cùng xuất phát điểm, chúng được thai nghén và phát triển bởi những bộ óc thiên tài và trái tim đam mê lập trình, đặc biệt hơn, Joomla và WordPress được cho ra đời cùng một thời điểm. Điểm chung thứ hai đó là cả hai CMS này đều có chung những ngôn ngữ lập trình như PHP, MySQL, HTML, CSS và JavaScript. Cuối cùng, WordPress và Joomla đều có cùng cấu trúc phát triển theo trình tự: tạo design, thêm nội dung, mở rộng tính năng bằng các extension/plugin.
Trước đây, Joomla luôn được xem là nền tảng mang đến trải nghiệm CMS tối ưu và ngay từ những giai đoạn phát triển đầu tiên, tiềm năng trong việc mở rộng các tính năng trong Joomla luôn được đánh giá cao hơn hẳn so với WordPress. Vậy lý do gì trong những năm gần đây WordPress lại dần vượt mặt Joomla và trở thành nền tảng CMS được ưa chuộng nhất?
Đáp án nằm ở sự đơn giản mà WordPress mang đến cho người dùng. Cụ thể, WordPress tiền thân là một nền tảng blog, nhờ các third party (bên thứ ba) nó được phát triển lên thành một CMS. Và dù đã trở thành một CMS, bản chất nền tảng blog vẫn thấm nhuần trong WordPress khiến nó trở nên đơn giản hơn rất nhiều so với các nền tảng CMS khác. Điều này là một vũ khí lợi hại giúp WordPress dễ dàng xâm nhập vào thị trường những người dùng blog và được biết đến rộng rãi hơn. Tuy nhiên bạn nên biết rằng nền tảng blog không bao giờ là một lựa chọn tối ưu đối với các website TMĐT nói chung và các website đòi hỏi các tính năng phức tạp và cao cấp nói riêng.
Lỗi nghiêm trọng về tương thích ngược trong các phiên bản Joomla 1.5 đến 2.5 cũng là một trong những nguyên do khiến người dùng quay lưng với nền tảng CMS này và chuyển sang WordPress. Đây thật sự là một lỗi rất khó chấp nhận và hệ luỵ dẫn đến là rất nhiều các nhà phát triển đã rời bỏ Joomla tại thời điểm đó và khiến sự trỗi dậy của WordPress mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Đây là một bài học khá đắt giá mà các nhà phát triển Joomla tự hứa với lòng mình rằng sẽ không bao giờ để tái hiện, từ đó tính tương thích luôn là một phần trong các phiên bản Joomla 3x. Ngoài ra, khả năng cập nhật dễ dàng cũng được xem như là một trong những định hướng phát triển tương lai của Joomla - version Joomla 3.6 cho phép cập nhật nhanh bằng tính năng “one-click” install, tương tự với 3.6.1 dù phiên bản này yêu cầu người dùng thực hiện thêm một số bước để thực hiện cài đặt (tuy nhiên chúng rất đơn giản và đều được hướng dẫn rõ ràng).
Đây không phải là một bài viết so sánh sự tốt hơn của Joomla so với WordPress. Dưới con mắt của một nhà phát triển web, chúng tôi muốn giúp bạn hiểu nhiều ơn về những điều Joomla có thể mang đến cho website của mình. Nhân dịp sinh nhật 11 năm của Joomla, hãy cùng redWEB điểm qua các lý do sau đây khiến Joomla trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà phát triển web:
1. Hỗ trợ đa ngôn ngữ
Joomla luôn là nền tảng CMS số 1 trong việc hỗ trợ đa ngôn ngữ. Hiện Joomla hỗ trợ hơn 60 ngôn ngữ khác nhau và vẫn đang tiếp tục được cập nhật trong các phiên bản mới nhất.
2. Hệ thống Menu
Lõi của hệ thống Menu trong WordPress chỉ là những đường link đến các trang, không có cấu trúc cho các sub menu. Trái lại, Joomla mang đến một hệ quản trị các menu hoàn hảo, được xây dựng ngay từ trong core. Bạn có thể phân quyền module/widget vào một menu link, tạo các sub menu, mở một site ngoài trong wrapper, liên kết đến component hoặc các system link và rất nhiều tính năng khác nữa. Có thể nói hệ thống menu của Joomla là một trong những khía cạnh tuyệt vời nhất của CMS này, qua từng phiên bản mới, Joomla lại mang đến các sự thay đổi khác nhau, hướng đến sự hoàn thiện và tối ưu trải nghiệm người dùng.
Module trong WordPress bắt đầu bằng các sidebar và widget, tuy nhiên chúng bị hardcode. Có khá nhiều plugin cho WordPress để quản lý các widget trong từng trang, tuy nhiên chúng rất khó hiểu. Lõi của WordPress yêu cầu bạn phải tạo ra một file layout PHP mới cho từng trang nếu bạn muốn hiển thị một widget nào đó trong một trang xác định. Những điều trên vô tình làm cho WordPress trở nên giống một site HTML tĩnh hơn là một nền tảng CMS tiên tiến.
Đối với Joomla, thuật ngữ “module” được sử dụng thay cho “widget” để đề cập đến các vị trí khác trong layout. Một module trong Joomla có thể được assign cho một trang xác định, một menu item xác định và còn có thể được quản lý bởi Joomla ACL nhằm chỉ định hiển thị cho một người dùng xác định khi đăng nhập hoặc trong một nhóm ACL xác định.
3. Joomla ACL
Joomla Access Level Management được giới thiệu trong phiên bản thứ hai của Joomla – Joomla 1.5 và nó giúp Joomla một lần nữa trở nên nổi bật hơn so với WordPress. Joomla ACL cho phép Quản lý cấp độ truy cập không giới hạn và cung cấp quyền quản lý site hoàn toàn cho người sở hữu website về nội dung và phân quyền truy cập đối với từng user.
4. Joomla blogging
Sự đơn giản của WordPress có thể là một điểm cộng lớn khiến nó được ưa chuộng, tuy nhiên các hạn chế rõ ràng luôn là một rào cản và bất lợi đối với người dùng nền tảng CMS này. Ngoài module và ACL, Joomla lại một lần nữa thắng thế khi nói đến phương diện Content – Nội dung.
Về hình ảnh – Joomla cho phép hình ảnh intro cho giao diện blog và full image cho giao diện article. Các phiên bản mới còn mang đến một số thay đổi cập nhật trong trình media manager.
Hiển thị các thông số - Joomla hiển thị hơn 40 thông số cho một bài viết bao gồm tác giả, ngày tạo, hits,…Các thông số hiển thị có thể được quản lý theo toàn bộ, theo từng bài viết hoặc trên từng menu item. Việc hiển thị các thông số có thể gây rối cho các người dùng mới, tuy nhiên chúng khá đơn giản để hiểu và một khi đã hiểu được ý nghĩa, nó sẽ giúp ích cho người dùng rất nhiều trong việc quản lý site.
Xuất thông số - Joomla có rất nhiều lựa chọn cho việc xuất thông số bao gồm nhiều bản draft/version.
Layout đa dạng từ cột đến list. Core Joomla có thể tạo ra nhiều layout tốt hơn so với WordPress. Việc ghi đè nội dung là một trong những tính năng tuyệt vời của Joomla khác được quản lý bởi MVC Design Pattern.
5. Mô hình MVC và Override trong Joomla
MVC là một trong những tính năng mạnh mẽ nhất mà Joomla mang lại cho người dùng. Đây là một framework mới được Joomla đưa vào từ phiên bản 1.5, hiện tại với version 3, MVC được mở rộng và trở thành một phần của template administrator.
MVC cho phép designer và các developer có thể tuỳ biến bất cứ component hay module nào với custom HTML và CSS của họ ngay trong backend của Joomla. Điều này làm cho việc custom layout về nội dung / blog hay các component khác trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Điều tuyệt vời nhất khi sử dụng MVC đó là nó không có core hack và vì thế, code trong Joomla được an toàn 100% để update mà không mất bất kỳ phần nào. Đây là một trong những điều mà WordPress không làm được vì để tuỳ biến mọi tính năng của WordPress, việc hack core là không thể tránh khỏi.
6. Bảo mật
Joomla là CMS mã nguồn mở có độ an toàn cao nhất. Nền tảng của Joomla là PHP, sự mạnh mẽ và an toàn của nền tảng này điều không bàn cãi. Với nhiều lớp bảo mật có trong Joomla, website và toàn bộ dữ liệu của người dùng được an toàn khỏi các cuộc xâm nhập và mối đe doạ về tấn công.
Đầu tiên có thể kể đến lớp bảo về CSRF trong Joomla có tác dụng ngăn chặn các tác nhân gây hại có thể nhận dạng cho website. Tiếp đó, các extension sẽ giúp đẩy mức độ bảo mật website lên một mức cao hơn nhờ vào hàng rào bảo vệ dưới dạng Captchas, bảo vệ website khỏi kỹ thuật tấn công SQL injection, tấn công XSS và các dạng tấn công phức tạp khác.
7. UX
Joomla không dễ hiểu và dễ điều hướng như WordPress. Từ phiên bản 2.5, Joomla đã có những cập nhật để giúp cho những người mới bắt đầu dễ dàng hiểu và sử dụng hơn. Đây đương nhiên không phải là công việc dễ dàng, tuy nhiên qua từng phiên bản, bằng những cập nhật mới, Joomla đang dần chứng tỏ mình là một trong những nền tảng CMS đơn giản và mạnh mẽ hơn bất cứ một nền tảng nào khác.
8. API – Giao diện lập trình ứng dụng
Phần lớn các PHP developer sẽ không chọn nền tảng CMS WordPress và lý do đến từ vấn đề chúng ta đã nói đến nhiều trong bài - WordPress được phát triển từ nền tảng blog. Từng phần giúp WordPress trở thành một CMS chỉ là các lớp code bị ép phải hoạt động với WordPress.
Nếu đứng trên phương diện của WordPress, có thể nói nếu bạn là một coder khó tính và muốn bắt đầu code trên một khung “xương” CMS, từ đó tạo ra các ứng dụng xung quanh bộ khung đó thì WordPress là một sự lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, xét tổng thể, Joomla cung cấp cho các lập trình viên một API có đầy đủ chức năng và tài nguyên hơn, nhờ đó nó lột tả được đúng bản chất của một nền tảng CMS thực sự, đặc biệt với việc hỗ trợ PHP 7.
Sự đơn giản và mạnh mẽ của API là trái tim của Joomla Framework. Ngoài lề một chút thì Joomla Framework là một khía cạnh khác của Joomla mà người dùng WordPress thực sự thiếu sót khi không để ý tới. Joomla có lõi Framework riêng nó và tách biệt khỏi CMS, nó cho phép bạn có thể xây dựng các ứng dụng, website, các dự án SASS riêng và nhiều hơn nữa!
9. Framwork CSS
Joomla là CMS đầu tiên thêm Bootstrap vào code lõi và điều này tạo nên một sự khác biệt cực kỳ lớn cho developer cũng như designer trên cả backend lẫn frontend. Trong những version trước, Joomla đã thực hiện việc tích hợp hỗ trợ bộ tiền xử lý CSS – LESS. Với phiên bản Joomla 3.6, hiện Joomla hỗ trợ cả LESS và SCSS.
10. Chính bạn!
Đúng vậy, bạn chính là yếu tố giúp Joomla trở nên tuyệt vời hơn so với các nền tảng khác! Joomla là CMS mã nguồn mở, nó được vận hành và phát triển hoàn toàn bằng sự tự nguyện của những nhà phát triển, coder và chuyên gia trên khắp thế giới, kể cả bạn. Nói cách khác, bạn có cả một cộng đồng bên mình.
Vì thế, so với WordPress, Joomla giúp chúng ta dễ dàng phát triển và thể hiện ý tưởng vào code hơn. Nếu website của bạn đang hướng đến tiêu chí "out - of the - box", Joomla là một sự lựa chọn không thể tốt hơn.
Lịch sử hai nền tảng CMS lớn nhất
WordPress và Joomla là hai nền tảng CMS đứng ở hai bên bờ chiến tuyến, người dùng hai nền tảng này cũng vì thế mà có sự khác nhau rõ rệt về quan điểm. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết được rằng hai CMS này có rất nhiều điểm tương đồng thú vị.
Đầu tiên phải kể đến việc Joomla và WordPress đều có cùng xuất phát điểm, chúng được thai nghén và phát triển bởi những bộ óc thiên tài và trái tim đam mê lập trình, đặc biệt hơn, Joomla và WordPress được cho ra đời cùng một thời điểm. Điểm chung thứ hai đó là cả hai CMS này đều có chung những ngôn ngữ lập trình như PHP, MySQL, HTML, CSS và JavaScript. Cuối cùng, WordPress và Joomla đều có cùng cấu trúc phát triển theo trình tự: tạo design, thêm nội dung, mở rộng tính năng bằng các extension/plugin.
Trước đây, Joomla luôn được xem là nền tảng mang đến trải nghiệm CMS tối ưu và ngay từ những giai đoạn phát triển đầu tiên, tiềm năng trong việc mở rộng các tính năng trong Joomla luôn được đánh giá cao hơn hẳn so với WordPress. Vậy lý do gì trong những năm gần đây WordPress lại dần vượt mặt Joomla và trở thành nền tảng CMS được ưa chuộng nhất?
Đáp án nằm ở sự đơn giản mà WordPress mang đến cho người dùng. Cụ thể, WordPress tiền thân là một nền tảng blog, nhờ các third party (bên thứ ba) nó được phát triển lên thành một CMS. Và dù đã trở thành một CMS, bản chất nền tảng blog vẫn thấm nhuần trong WordPress khiến nó trở nên đơn giản hơn rất nhiều so với các nền tảng CMS khác. Điều này là một vũ khí lợi hại giúp WordPress dễ dàng xâm nhập vào thị trường những người dùng blog và được biết đến rộng rãi hơn. Tuy nhiên bạn nên biết rằng nền tảng blog không bao giờ là một lựa chọn tối ưu đối với các website TMĐT nói chung và các website đòi hỏi các tính năng phức tạp và cao cấp nói riêng.
Lỗi nghiêm trọng về tương thích ngược trong các phiên bản Joomla 1.5 đến 2.5 cũng là một trong những nguyên do khiến người dùng quay lưng với nền tảng CMS này và chuyển sang WordPress. Đây thật sự là một lỗi rất khó chấp nhận và hệ luỵ dẫn đến là rất nhiều các nhà phát triển đã rời bỏ Joomla tại thời điểm đó và khiến sự trỗi dậy của WordPress mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Đây là một bài học khá đắt giá mà các nhà phát triển Joomla tự hứa với lòng mình rằng sẽ không bao giờ để tái hiện, từ đó tính tương thích luôn là một phần trong các phiên bản Joomla 3x. Ngoài ra, khả năng cập nhật dễ dàng cũng được xem như là một trong những định hướng phát triển tương lai của Joomla - version Joomla 3.6 cho phép cập nhật nhanh bằng tính năng “one-click” install, tương tự với 3.6.1 dù phiên bản này yêu cầu người dùng thực hiện thêm một số bước để thực hiện cài đặt (tuy nhiên chúng rất đơn giản và đều được hướng dẫn rõ ràng).
Đây không phải là một bài viết so sánh sự tốt hơn của Joomla so với WordPress. Dưới con mắt của một nhà phát triển web, chúng tôi muốn giúp bạn hiểu nhiều ơn về những điều Joomla có thể mang đến cho website của mình. Nhân dịp sinh nhật 11 năm của Joomla, hãy cùng redWEB điểm qua các lý do sau đây khiến Joomla trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà phát triển web:
1. Hỗ trợ đa ngôn ngữ
Joomla luôn là nền tảng CMS số 1 trong việc hỗ trợ đa ngôn ngữ. Hiện Joomla hỗ trợ hơn 60 ngôn ngữ khác nhau và vẫn đang tiếp tục được cập nhật trong các phiên bản mới nhất.
2. Hệ thống Menu
Lõi của hệ thống Menu trong WordPress chỉ là những đường link đến các trang, không có cấu trúc cho các sub menu. Trái lại, Joomla mang đến một hệ quản trị các menu hoàn hảo, được xây dựng ngay từ trong core. Bạn có thể phân quyền module/widget vào một menu link, tạo các sub menu, mở một site ngoài trong wrapper, liên kết đến component hoặc các system link và rất nhiều tính năng khác nữa. Có thể nói hệ thống menu của Joomla là một trong những khía cạnh tuyệt vời nhất của CMS này, qua từng phiên bản mới, Joomla lại mang đến các sự thay đổi khác nhau, hướng đến sự hoàn thiện và tối ưu trải nghiệm người dùng.
Module trong WordPress bắt đầu bằng các sidebar và widget, tuy nhiên chúng bị hardcode. Có khá nhiều plugin cho WordPress để quản lý các widget trong từng trang, tuy nhiên chúng rất khó hiểu. Lõi của WordPress yêu cầu bạn phải tạo ra một file layout PHP mới cho từng trang nếu bạn muốn hiển thị một widget nào đó trong một trang xác định. Những điều trên vô tình làm cho WordPress trở nên giống một site HTML tĩnh hơn là một nền tảng CMS tiên tiến.
Đối với Joomla, thuật ngữ “module” được sử dụng thay cho “widget” để đề cập đến các vị trí khác trong layout. Một module trong Joomla có thể được assign cho một trang xác định, một menu item xác định và còn có thể được quản lý bởi Joomla ACL nhằm chỉ định hiển thị cho một người dùng xác định khi đăng nhập hoặc trong một nhóm ACL xác định.
3. Joomla ACL
Joomla Access Level Management được giới thiệu trong phiên bản thứ hai của Joomla – Joomla 1.5 và nó giúp Joomla một lần nữa trở nên nổi bật hơn so với WordPress. Joomla ACL cho phép Quản lý cấp độ truy cập không giới hạn và cung cấp quyền quản lý site hoàn toàn cho người sở hữu website về nội dung và phân quyền truy cập đối với từng user.
4. Joomla blogging
Sự đơn giản của WordPress có thể là một điểm cộng lớn khiến nó được ưa chuộng, tuy nhiên các hạn chế rõ ràng luôn là một rào cản và bất lợi đối với người dùng nền tảng CMS này. Ngoài module và ACL, Joomla lại một lần nữa thắng thế khi nói đến phương diện Content – Nội dung.
Về hình ảnh – Joomla cho phép hình ảnh intro cho giao diện blog và full image cho giao diện article. Các phiên bản mới còn mang đến một số thay đổi cập nhật trong trình media manager.
Hiển thị các thông số - Joomla hiển thị hơn 40 thông số cho một bài viết bao gồm tác giả, ngày tạo, hits,…Các thông số hiển thị có thể được quản lý theo toàn bộ, theo từng bài viết hoặc trên từng menu item. Việc hiển thị các thông số có thể gây rối cho các người dùng mới, tuy nhiên chúng khá đơn giản để hiểu và một khi đã hiểu được ý nghĩa, nó sẽ giúp ích cho người dùng rất nhiều trong việc quản lý site.
Xuất thông số - Joomla có rất nhiều lựa chọn cho việc xuất thông số bao gồm nhiều bản draft/version.
Layout đa dạng từ cột đến list. Core Joomla có thể tạo ra nhiều layout tốt hơn so với WordPress. Việc ghi đè nội dung là một trong những tính năng tuyệt vời của Joomla khác được quản lý bởi MVC Design Pattern.
5. Mô hình MVC và Override trong Joomla
MVC là một trong những tính năng mạnh mẽ nhất mà Joomla mang lại cho người dùng. Đây là một framework mới được Joomla đưa vào từ phiên bản 1.5, hiện tại với version 3, MVC được mở rộng và trở thành một phần của template administrator.
MVC cho phép designer và các developer có thể tuỳ biến bất cứ component hay module nào với custom HTML và CSS của họ ngay trong backend của Joomla. Điều này làm cho việc custom layout về nội dung / blog hay các component khác trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Điều tuyệt vời nhất khi sử dụng MVC đó là nó không có core hack và vì thế, code trong Joomla được an toàn 100% để update mà không mất bất kỳ phần nào. Đây là một trong những điều mà WordPress không làm được vì để tuỳ biến mọi tính năng của WordPress, việc hack core là không thể tránh khỏi.
6. Bảo mật
Joomla là CMS mã nguồn mở có độ an toàn cao nhất. Nền tảng của Joomla là PHP, sự mạnh mẽ và an toàn của nền tảng này điều không bàn cãi. Với nhiều lớp bảo mật có trong Joomla, website và toàn bộ dữ liệu của người dùng được an toàn khỏi các cuộc xâm nhập và mối đe doạ về tấn công.
Đầu tiên có thể kể đến lớp bảo về CSRF trong Joomla có tác dụng ngăn chặn các tác nhân gây hại có thể nhận dạng cho website. Tiếp đó, các extension sẽ giúp đẩy mức độ bảo mật website lên một mức cao hơn nhờ vào hàng rào bảo vệ dưới dạng Captchas, bảo vệ website khỏi kỹ thuật tấn công SQL injection, tấn công XSS và các dạng tấn công phức tạp khác.
7. UX
Joomla không dễ hiểu và dễ điều hướng như WordPress. Từ phiên bản 2.5, Joomla đã có những cập nhật để giúp cho những người mới bắt đầu dễ dàng hiểu và sử dụng hơn. Đây đương nhiên không phải là công việc dễ dàng, tuy nhiên qua từng phiên bản, bằng những cập nhật mới, Joomla đang dần chứng tỏ mình là một trong những nền tảng CMS đơn giản và mạnh mẽ hơn bất cứ một nền tảng nào khác.
8. API – Giao diện lập trình ứng dụng
Phần lớn các PHP developer sẽ không chọn nền tảng CMS WordPress và lý do đến từ vấn đề chúng ta đã nói đến nhiều trong bài - WordPress được phát triển từ nền tảng blog. Từng phần giúp WordPress trở thành một CMS chỉ là các lớp code bị ép phải hoạt động với WordPress.
Nếu đứng trên phương diện của WordPress, có thể nói nếu bạn là một coder khó tính và muốn bắt đầu code trên một khung “xương” CMS, từ đó tạo ra các ứng dụng xung quanh bộ khung đó thì WordPress là một sự lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, xét tổng thể, Joomla cung cấp cho các lập trình viên một API có đầy đủ chức năng và tài nguyên hơn, nhờ đó nó lột tả được đúng bản chất của một nền tảng CMS thực sự, đặc biệt với việc hỗ trợ PHP 7.
Sự đơn giản và mạnh mẽ của API là trái tim của Joomla Framework. Ngoài lề một chút thì Joomla Framework là một khía cạnh khác của Joomla mà người dùng WordPress thực sự thiếu sót khi không để ý tới. Joomla có lõi Framework riêng nó và tách biệt khỏi CMS, nó cho phép bạn có thể xây dựng các ứng dụng, website, các dự án SASS riêng và nhiều hơn nữa!
9. Framwork CSS
Joomla là CMS đầu tiên thêm Bootstrap vào code lõi và điều này tạo nên một sự khác biệt cực kỳ lớn cho developer cũng như designer trên cả backend lẫn frontend. Trong những version trước, Joomla đã thực hiện việc tích hợp hỗ trợ bộ tiền xử lý CSS – LESS. Với phiên bản Joomla 3.6, hiện Joomla hỗ trợ cả LESS và SCSS.
10. Chính bạn!
Đúng vậy, bạn chính là yếu tố giúp Joomla trở nên tuyệt vời hơn so với các nền tảng khác! Joomla là CMS mã nguồn mở, nó được vận hành và phát triển hoàn toàn bằng sự tự nguyện của những nhà phát triển, coder và chuyên gia trên khắp thế giới, kể cả bạn. Nói cách khác, bạn có cả một cộng đồng bên mình.
Vì thế, so với WordPress, Joomla giúp chúng ta dễ dàng phát triển và thể hiện ý tưởng vào code hơn. Nếu website của bạn đang hướng đến tiêu chí "out - of the - box", Joomla là một sự lựa chọn không thể tốt hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét